Phan_9
Cẩm Tú phát hiện Kỷ Viễn có rất nhiều tật xấu. Thứ nhất là người hay nóng giận, thích đánh nhau. Thứ hai, khi nào giữa họ xuất hiện mâu thuẫn thì anh luôn dùng chuyện “yêu đương” để giải quyết, dường như sau khi họ làm việc đó thì mâu thuẫn giữa họ không còn nữa. Thực tế sau đó không lâu giữa họ lại xảy ra tranh cãi những việc y hệt như vậy.
Điều này đúng là khiến người ta đau đầu. Cẩm Tú không ngờ được kết hôn lại mệt mỏi như thế. Cô chỉ muốn cách xa Kỷ Viễn một chút để bàn về những việc như thế này để tìm ra một cách giải quyết tốt, nhưng Kỷ Viễn lại nói: “Việc gì cũng nghe theo em, lại còn chưa được sao? Làm gì có cãi cọ gì? Gia đình chúng ta cùng trên một con thuyền. Do em chèo lái cả.”
Cẩm Tú không thích thái độ của Kỷ Viễn, anh luôn không coi những điều vợ anh nói ra gì, lúc nào cũng cho rằng Cẩm Tú đang nói đùa.
“Anh nghiêm chỉnh một chút có được không?”
“Anh mà nghiêm chỉnh thì sao lại ngủ cùng em?” Kỷ Viễn vẫn thao thao bất tuyệt.
Cẩm Tú quay người đi, muốn làm to chuyện tức giận giữa cô và Kỷ Viễn
“Sáng mai anh làm bữa sáng cho vợ anh, coi như xin lỗi nhé.” Kỷ Viễn vừa xoa bóp vai cho Cẩm Tú vừa nói.
Cách xin lỗi này miễn cưỡng cũng cho qua được. Thôi, mệt mỏi lắm rồi, để lần sau, lần sau gặp chuyện thế này nữa thì sẽ bàn tới cùng. Cẩm Tú mông lung chìm vào cõi mơ.
Cẩm Tú có một thói xấu đó là thói ham ngủ, đặc biệt là vào buổi sáng cô càng thèm ngủ hơn, nếu như không phải bản thân cô muốn tỉnh dậy thì cho dù ai gọi thì cô đều cáu gắt với người đó. Sáng hôm sau, lúc cô còn đang say giấc nồng, đột nhiên bên tai vang lên những tiếng huyên náo om sòm.
“Vợ ơi, vợ ơi, dậy đi, em ăn cái gì nào?” Là tiếng của Kỷ Viễn.
“tùy”. Cẩm Tú ậm ừ trong cổ dường như sợ làm mất cơn buồn ngủ.
“Tùy nghĩa là thế nào? Mau nghĩ lấy một món đi?”
“Tùy”
“Em cứ nói tùy làm anh chẳng biết nên làm thế nào, anh sợ em không vừa lòng, nói mau đi nào vợ của anh.”
“Thì…ăn quẩy với sữa đậu nành đi!” Cẩm Tú cảm thấy chán ngán lắm rồi, cơn buồn ngủ sắp bị Kỷ Viễn xua đi mất rồi.
“không ăn quẩy được, đó là loại thực phẩm chiên nhiều dầu mỡ, lại bán dọc đường mất vệ sinh lắm.” Kỷ Viễn vẫn lèo nhèo bên tai cô không chịu, “Em chọn món khác đi.”
Lúc này Cẩm Tú không phải cảm thấy chán ngán nữa mà đã bắt đầu tức giận. Cô lấy chăn bịt tai lại rồi nói:”Bánh bao có được không?”
Lần này cuối cùng thì Kỷ Viễn cũng chịu và chạy đi. Cẩm Tú lại tiếp tục chìm vào giấc ngủ.
Nhưng cô chưa kịp ngủ trở lại thì Kỷ Viễn lại chạy tới bên tai cô và nói: “Hết bánh bao rồi, em chọn món khác đi nào.”
Cẩm Tú tức giận: “Đừng làm ồn nữa được không? Em không ăn gì cả.”
“Vợ ơi, không ăn sáng là thói quen không tốt chút nào, em xem em gầy như thế này, chúng ta phải nhanh chóng mua nhà chuyển về sống cùng nhau, không có ai chăm sóc cho em, em sống tạm bợ quá rồi đấy.”
Cẩm Tú không ngủ được nữa, có con ve sầu kêu gào bên tai thế này thì ngủ làm sao được.
Khi cô đã tỉnh hẳn, mặc xong quần áo thì có một cuộc điện thoại gọi tới buộc Kỷ Viễn phải đi. Dường như Cẩm Tú nghe thấy âm thanh trong điện thoại là giọng nói yểu điệu của một cô gái. Mới sáng sớm đã có con gái gọi điện. Đúng là Kỷ Viễn có duyên với phụ nữ. Nếu nói theo cách của Kỷ Viễn thì:” Anh là người mà ai gặp cũng yêu, gặp hoa thì hoa nở, gặp xe thì xe nổ lốp.”
Giấc ngủ ngon vào ngày cuối tuần đã bị Kỷ Viễn làm cho tan tành. Sau đó anh ta lại biến mất, thật tức chết đi được!
2
Sau khi đã dàn hòa với vợ xong, Kỷ Viễn cảm thấy mình như làm được việc lớn, bước ra từ nhà nghỉ anh quyết định sẽ làm một việc gì đó tốt đẹp.
Đào Tử gọi điện tới, mọi việc đã sắp xếp cả, chỉ đợi anh xuất binh, diễn một vở kịch hay.
Trước khi Kỷ Viễn quen Cẩm Tú, anh không cảm nhận được tiền có tác dụng như thế nào. Nhưng khi bàn chuyện kết hôn cưới xin với Cẩm Tú, chỉ trong một đêm, anh đột nhiên nhận ra rằng thứ mà mọi người gọi là tiền ấy đúng là vạn năng, không có nó thì không làm được việc gì. Cuối cùng Cẩm Tú cũng nhận lời cầu hôn của anh. Sau đó hai người bắt đầu bàn về những chi tiết nhỏ nhặt hơn trong cuộc sống. Kỷ Viễn nói anh muốn mời một vài người bạn tới khách sạn làm vài mâm, sau đó anh muốn thuê căn nhà tổng thống, cùng với Cẩm Tú ở đó ba ngày ba đêm. Theo cách nói của Kỷ Viễn thì có nghĩa là: “Trăng mật trong hũ đường”
Cẩm Tú ngoan ngoãn lắng nghe anh nói, cho tới khi anh bốc đồng lên tận mây xanh, khi Kỷ Viễn muốn nghe Cẩm Tú nói thì Cẩm Tú chỉ phát biểu mỗi một câu duy nhất: “Sauk hi kết hôn chúng ta ở đâu, không thể lúc nào cũng ở trong nhà tổng thống được, đúng không?”
Kỷ Viễn đáp mà hình như anh chẳng suy nghĩ gì:
“Sống cùng ba mẹ anh, nhà anh to lắm tận chín mươi mét lận, chiếc giường trong phòng anh cực kỳ thoải mái. Mỗi tối sau khi em thu dọn đồ đạc trong bếp xong, anh sẽ bế em lên giường, chúng tat ha hồ làm chuyện đó chả phải lo gì.”
Cẩm Tú tối sầm mặt, cô nói: “Sống cùng với bố mẹ anh á, đánh chết em cũng không sống cùng bố mẹ anh, em chết vì xấu hổ mất thôi. Sáng ra chúng ta biết nói thế nào với ba mẹ anh.” Cẩm Tú không hề nghĩ rằng Kỷ Viễn lại không có nhà, trong lòng cô cảm thấy hụt hẫng, nhưng cô không thể hiện thêm bất cứ điều gì nữa. Bởi vì cô đã nói rõ thái độ với anh rồi, họ không thể sống cùng với ba mẹ của Kỷ Viễn, điều này chắc Kỷ Viễn hiểu là cô có ý gì.
“Vậy thì chúng ta thuê nhà bên ngoài.” Kỷ Viễn nói, “Dù sao với tiền lương của hai chúng ta, thuê một căn nhà vẫn còn dư dả.”
“Anh chưa bao giờ nghĩ rằng chúng ta sẽ mua một căn nhà sao? Mua một căn nhà thuộc về riêng chúng ta.” Cuối cùng Cẩm Tú không nhịn nổi nữa, cô đá Kỷ Viễn một cái để thể hiện thái độ kịch liệt của cô.
“Nhà đắt như thế mua làm gì, bố mẹ anh chỉ có một mình anh, sau này bố mẹ mất đi rồi, căn nhà đó sẽ là của anh, có tiền mua nhà chi bằng chúng ta cứ tiêu hết đi. Em biết không, tiền chúng ta kiếm về chỉ để tiêu đi thì mới có thể coi là tiền của chúng ta, mua nhà đều là suy nghĩ của những cô em ngoại tỉnh tới thôi.”
Kỷ Viễn không nói tiếp, anh thấy sắc mặt Cẩm Tú càng lúc càng tối sầm lại.
Cẩm Tú cũng là người từ tỉnh khác đến, quê của cô là một thị trấn nhỏ. Sau khi học xong đại học, cô ở lại thành phố, cô muốn có một căn nhà của riêng cô, muốn rằng sau này đón bố mẹ lên sống cùng thì cũng đón được, nhưng nếu sống ở nhà ba mẹ Kỷ Viễn thì làm sao có thể để bố mẹ mình lên sống cùng. Đợi đến khi bố mẹ chồng qua đời thì bố mẹ cô cũng mất rồi.
Mỗi một người phụ nữ đều thay đổi cuộc đời của mình bằng cuộc kết hôn. Nếu không trở thành con cháu của những nhà giàu có thì phải lấy những người là con cháu của những người giàu có chứ? Không có nhà to thì lẽ nào không có một căn nhà nhỏ sao? Cẩm Tú không dám mơ tới một căn nhà phải rộng một trăm mét vuông, cô biết bây giờ một tấc đất là một tấc vàng, cô chỉ mong có một căn nhà hai phòng tầm năm mươi mét là được rồi, cho dù có nhỏ hơn một chút nhưng chỉ cần có không gian riêng là được.
Từ nhỏ Cẩm Tú đã muốn tự lập. Đặc biệt là sau khi mẹ cô mất, cô có mẹ kế, cô càng không thích giao lưu với người khác, cô càng muốn được hưởng thụ thời gian của chính mình. Nhưng nếu sau khi kết hôn mà phải sống với bố mẹ chồng, thì thậm chí cơ hội được ngủ lười buổi sáng cũng sẽ bị cướp mất, khi nào nhà có khách cô phải tiếp khách, cô nghĩ đây không phải là cuộc sống mà cô cần. Càng nghĩ cô càng thấy sợ. cô muốn nói với Kỷ Viễn, cô không lấy chồng nữa, cô cảm thấy hơi sợ việc kết hôn.
“Ôi dào, không phải chỉ là một căn nhà thôi sao? Đến ước mơ nhỏ bé thế này mà chồng của em không làm được thì có đáng làm chồng gì nữa.” Kỷ Viễn nói, “Chúng ta cứ lấy nhau trước, trong vòng ba năm, không, hai năm thôi anh sẽ mua nhà cho em.”
“Thế thì chúng ta đừng lấy nhau vội, đợi đến khi có nhà hãy kết hôn.”
Kỷ Viễn nói: “Thế thì không được, làm thế thì anh chết khát mất, hơn nữa em lại cao chạy xa bay với người khác. Trước hết anh phải chiếm được em đã. Chắc em không phải cần một ngôi nhà thì mới lấy anh đấy chứ? Lẽ nào anh không có chút hấp dẫn nào sao?”
Cuối cùng hai người cũng đi tới thỏa thuận, hai người sẽ kết hôn nhưng không làm rùm beng, và cũng không nói với bố mẹ hai bên. Như thế sẽ tiết kiệm được khoản phải tiếp đón bạn bè của bố mẹ hai bên tới thăm. Đợi khi nào có nhà thì sẽ tổ chức đám cưới.
Thế là Kỷ Viễn bắt đầu mở to mắt để nghĩ cách kiếm tiền. Thực tế trước đây Kỷ Viễn vẫn giấu Cẩm Tú một việc vô cùng quan trọng.
Anh luôn nói anh làm việc trong tòa nhà “Khai thác và phát triển”, là nhân viên văn phòng. Chỉ có nhân viên văn phòng mới hợp với người làm biên tập trong tòa soạn như Cẩm Tú. Kỷ Viễn sợ Cẩm Tú sẽ coi thường một ông chủ nhỏ mở quán bar như anh. Quán bar nhỏ này không thu được quá nhiều lợi nhuận, nhưng lại có rất nhiều chuyện xảy ra ở đây, có đủ hạng người lui tới. Thông thường phụ nữ sẽ không để chồng mình lai vãng ở chốn này, chứ đừng nói là làm trong nghề này. Bởi thế anh phải dấu Cẩm Tú, dù sao họ cũng “tẩu hôn”, buổi tối hai người không ở cùng nhau, càng thuận lợi hơn cho việc giữ bí mật của anh. Buổi tối, đa phần anh đều tắt máy, để tránh khi nghe điện thoại mà cẩm Tú gọi tới, tiếng ồn ã của quán bar sẽ khiến Cẩm Tú nghi ngờ.
Ba năm, đủ để một ông chủ quán bar nhỏ như anh kiếm đủ tiền để mua một căn nhà, nếu giá nhà không tăng. Nhưng mà giá nhà lại cứ tăng vùn vụt, Kỷ Viễn lại chẳng phải hòa thượng, đêm nào anh cũng phải nhịn tới mức khó chịu. Anh rất muốn sớm được ngủ chung cùng Cẩm Tú. Bởi thế anh đã lên kế hoạch, trong vòng nửa năm, nhanh nhất là một năm, nhất định sẽ mua được nhà.
Bây giờ chính là lúc anh bắt đầu thực hiện kế hoạch.
3
Kỷ Viễn vứt dây băng quấn trên tay, thay một bộ vest màu đen, bên trong anh mặc chiếc áo sơ mi trắng tinh. Gấu áo sơ mi lộ ra bên ngoài áo vest vừa đủ, trông vừa phong độ lại có chút phóng khoáng.
Kỷ Viễn là người như thế, nếu anh mặc bộ quần áo của dân lang thang chạy tới khu phố ăn uống, uống rượu, chơi trò đoán số thì anh chính là tên lưu manh nhất. Cúc áo lúc nào cũng cởi hết, tay áo xắn lên tận khuỷu, một chân gác lên ghế, uống rượu và chơi trò đoán số thì còn lưu manh hơn những tên lưu manh khác. Còn nếu khi anh mặc vest, đeo caravat thì không có dân văn phòng nào trông có phong độ như anh, giọng Anh Mỹ khiến người nước ngoài đều phải tròn mắt kinh ngạc. Bây giờ trông Kỷ Viễn rất giống một chàng nhân viên văn phòng, anh đi một đôi giày đen, đi qua hàng sửa giày bên đường, cậu sửa giày què họ Tào gọi với:
“Anh Kỷ, anh đi làm rồi đấy à? Để em đánh giày cho anh, cho nó sáng bóng lên lấy may nào.”
“Cũng mong là may mắn đến với cậu.” Kỷ Viễn nhìn đôi giày được đánh bóng tới mức sáng loáng, soi được cả mình trong đó. Anh rút ra một tờ giấy bạc đưa cho cậu đánh giày què, hắn cười hì hì và nói: “Chúc anh Kỷ gặp thuận lợi, chúc anh Kỷ gặp thuận lợi!”
“Chắc chắn sẽ thuận lợi, có lúc nào tôi không thuận lợi đâu.” Kỷ Viễn vừa nói vừa quay đầu lại đáp lời.
Tiểu Tiên Nữ là con phố cổ sắp được quy hoạch lại, nhưng những người già sống trên con phố này lại rất phiền phức. họ là những người cao tuổi, như thế có nghĩa là con trai, con gái, con dâu con rể của những người cao tuổi sống trên con phố này đang ở độ tuổi giữ những chức vụ trong thành phố hoặc trong tỉnh, bởi thế mà con phố này quy hoạch đi quy hoạch lại ba năm rồi mà vẫn chưa giải phóng mặt bằng được. Nhà nào cũng có sân sau, toàn tiếp đãi những khách có máu mặt.
Cuối con phố Tiểu Tiên Nữ là một quán rượu tên Hoàng Quan. Ông chủ của quán rượu này là Trương Tam Hồ. Nghe nói khi chơi mạt chược không quá ba ván là hắn sẽ thắng, thắng lớn! mọi người làm gì có tiền đâu? Quán rượu này mở đã hơn mười năm, từ một căn nhà bình thường đến những cửa hàng ở bên cạnh đều bị quán rượu này chèn ép, rồi mở rộng thành một quán rượu cao năm tầng. Đúng là một ông chủ có tiền. Nhưng ông chủ này là người không tốt, có thể dùng một từ “lười” để mô tả về hắn.
Nghe nói những món nợ của ông ta cũng sắp bằng số tài sản mà ông ta có. Nhưng vì sợ thế lực của hắn nên chẳng ai dám tới để đòi nợ. Thấy bảo hắn vay nợ của ngân hàng rất nhiều, nếu hắn có chết đi rồi ngân hàng cũng chẳng tha. Hắn ngang ngược vô cùng, những người dân bình thường chẳng muốn nợ tiền hắn, càng không muốn để hắn nợ tiền của họ.
Nhưng một “thương nhân thành công” lại nợ tiền mua đậu phụ. Nợ bao nhiêu ư? Một năm ba trăm sáu mươi lăm ngày, hắn nợ của bà Phùng tới 50 cân đậu phụ. Một cân đậu phụ là hai tệ, một ngày là một trăm tệ, một năm là hơn ba vạn tệ. Khoản tiền ba vạn tệ không đủ cho một ván thua bạc của hắn, nhưng hắn vẫn cứ nợ, không trả. Hắn có cái lý riêng của hắn, hắn nói: “Người khác vẫn còn nợ của tôi đây này!”
Bởi thế hắn có lý do để nợ bà Phùng bán đậu phụ ba năm tiền đậu, hơn mười vạn tệ.
Hôm nay, Kỷ Viễn tới là để đòi nợ cho bà bán đậu phụ họ Phùng đó. Món nợ đó được chia “ba-bảy”, số tiền đòi về được thì Kỷ Viễn sẽ lấy ba phần, đủ tiền để mua một căn nhà mấy mét!
Quán rượu của trương Tam Hồ đang lúc đông đúc, bận rộn, giờ này khách vẫn chưa tới nhưng trước và sau sảnh đều đang chuẩn bị cơm trưa. Khi Kỷ Viễn tới không ai để ý, mọi người đều cho rằng anh tới để ăn cơm. Quản lý vừa thắt xong caravat, đang chỉ đạo những người phục vụ ở sảnh trước quét dọn những ngóc ngách, nhìn thấy Kỷ Viễn bước vào, có người mời anh ăn gì. Anh nói: “Tới tìm ông chủ.”
“Tìm ông chủ à?” Quản lý nhìn Kỷ Viễn, người xấp xỉ bằng tuổi mình và nói: “Có hẹn không?”
“Có” Kỷ Viễn nói, hẹn đã gần một năm rồi. Anh nghĩ thầm.
“Vậy thì anh lên đi.” Quản lý nói: “Nhưng ông chủ vẫn chưa về”.
“Không sao, tôi đợi ông ấy.” Kỷ Viễn đi vào trong văn phòng của Trương Tam Hồ. Anh ngồi phịch xuống ghế sofa không kiêng nể gì.
Trương Tam Hồ không phải chưa tới mà đang ngủ với bồ nhí ở trên lầu vẫn chưa dậy. Nghe thấy nhân viên gọi điện lên báo có người tên Kỷ Viễn tới tìm hắn, trong lòng hắn không vui. “Chúng mày đều là lũ ăn hại, đứa nào gọi tao mà tao đều phải ra thì tao bỏ tiền ra thuê chúng mày làm gì? Đuổi nó đi!” Rồi có ba tên đệ tử của hắn bước vào, rất lịch sự mời Kỷ Viễn ra về, chúng nói ông chủ tới cục công thương vẫn chưa về ngay được.
“Không sao, tôi đợi. Tôi đợi đến khi nào ông ấy về!” Kỷ Viễn nói, người vẫn không nhúc nhích, anh ta không hề có ý muốn đi chút nào.
“Rốt cuộc anh tới tìm ông chủ của chúng tôi có việc gì?” Một tên muốn thăm dò Kỷ Viễn.
“Đòi nợ.” Kỷ Viễn trả lời nhã nhặn, sau đó anh lịch sự cầm cốc trà trên bàn lên, nhấp một ngụm.
Lần này chúng không cần quay về bẩm báo với Trương Tam Hồ. Ba tên nọ chuẩn bị hất Kỷ Viễn ra ngoài đường. Nhìn thấy Kỷ Viễn mặc vest lại đeo caravat, trông nho nhã thư sinh, bọn chúng nghĩ chắc Kỷ Viễn là loại trói gà không chặt nên muốn dọa Kỷ Viễn, chúng nghĩ dọa Kỷ Viễn chắc chỉ như dọa đứa trẻ lên ba.
“Đòi nợ thì chắc là cũng biết quy tắc. Làm gì mới sáng ra mà đã tới.” Một tên trong số đó nói. Hắn bước lên phía trước cầm cốc trà của Kỷ Viễn, “Đúng là đồ con bò!”
“Các người đều theo quy tắc này à, đến đòi nợ mà lại bưng cốc trà của người ta đi.”
Kỷ Viễn nói vẻ không vui.
“Không phải tôi đổi thành rượu cho anh. Bây giờ đi là rượu kính, nếu không lát nữa mang rượu xuống là rượu phạt đấy, anh thích uống loại nào?” Một tên hỏi.
“Rượu nào tao cũng uống rồi, nhưng mà vẫn chưa uống qua rượu phạt đâu. Mày nói thế làm tao muốn thử rồi đấy.” Kỷ Viễn đáp với giọng của kẻ liều lĩnh.
“Thế thì chúng tao sẽ để cho mày biết thế nào là rượu phạt.” Một tên nói.
Một tên tiến tới chuẩn bị nắm lấy cổ áo của Kỷ Viễn, hắn định vứt Kỷ Viễn xuống nhà như vứt một con gà.
Kết quả cánh tay ấy đã nắm được cổ áo của Kỷ Viễn, nhưng cũng cánh tay ấy suýt chút nữa là bị bẻ gãy. Cái thứ công phu ấy, chỉ cần xô một cái là hắn bắn ra ngoài.
Sau đó Kỷ Viễn cúi chào cung kính ba tên này, rồi khiêm tốn nói: “Chúng ta không nên động chân động tay, nếu có động chân động tay, các anh đông thế này, chắc tôi sẽ chịu thiệt thòi, mà sự việc vẫn chưa được giải quyết, phải tìm một cách để giải quyết ổn thỏa mọi việc. Xin ba vị thông báo với ông chủ một tiếng, mời ông chủ xuống đây. Tôi muốn đòi tiền mua đậu mà ông chủ các ông nợ nhà đậu phụ Phùng, tôi cũng chẳng muốn mất mạng, mất mạng thì sao mà tiêu tiền được. Các anh thấy cái lý của tôi đúng không nào?” Thì ra là đòi tiền cho nhà đậu phụ Phùng. Tiền đậu phụ thì có đáng là bao? Hơn nữa ba tên đó nhìn thấy Kỷ Viễn có chút võ công, nên không xông lên nữa, một trong số đó chạy lên lầu bẩm báo với Trương Tam Hồ. trương Tam Hồ đành xuống lầu. Không phải là hắn muốn trả tiền mà hắn muốn xem cái tên đòi nợ cho nhà đậu phụ Phùng ấy rốt cuộc có tài cán gì. Nhìn thấy Kỷ Viễn, Trương Tam Hồ nói: “Mày đến đòi nợ cho nhà đậu phụ Phùng à?”
Kỷ Viễn biết Trương Tam Hồ, anh gõ gõ tay lên mặt bàn rồi nói: “Nhà đậu phụ Phùng đã nói rồi, ông nợ họ mười vạn tệ. Khoản tiền này đối với ông chủ Trương chỉ nhẹ như lông hồng, hôm nay tôi tới đây là muốn nhổ chiếc lông ấy của ông mang về cho nhà đậu phụ Phùng”.
Trương Tam Hồ ngồi trên ghế uống trà mà bọn đệ tử mang tới, vừa uống vừa chép miệng. Hắn hoàn toàn không coi Kỷ Viễn ra gì. Hắn cười “ha ha” rồi nói: “Mày xem đã có ai lấy được tiền từ đây ra chưa?”
Kỷ Viễn trừng mắt nói: “Có đấy!”
“Ai?”
“Tao.”
….
“Hôm nay tao phải lấy được tiền mới đi!” Kỷ Viễn nhìn chăm chăm vào Trương Tam Hồ rồi nói.
“Thế nếu tao không đưa thì sao?” Trương Tam Hồ tỏ ra nhẫn nại, hắn muốn xem kẻ đơn thương độc mã như Kỷ Viễn rốt cục có chiêu gì.
Kỷ Viễn chậm rãi đáp: “Ông xem ở dưới lầu chỗ giao nhau giữa con phố Tiểu Tiên Nữ và ngõ Ông Già, có một người không biết là ông có quen hay không?”
Trương Tam Hồ hoàn toàn không muốn nghe những điều mà Kỷ Viễn nói, nhưng lại rất hiếu kì, hắn dịch cái mông to bè của mình, cầm cốc trà tới bên cửa sổ. Đường phố giờ đã trở nên ồn ào huyên náo, đầy xe taxi, người bán hàng, hay những người đi dạo phố.
Nơi ngã tư giao nhau giữa phố Tiểu Tiên Nữ và ngõ Ông Già, có một chiếc xe đen tuyền. Nhìn thấy cửa sổ tầng năm của quán rượu Hoàng Quan mở ra, nhìn thấy cái đầu to bè như biển hiệu của Trương Tam Hồ, chiếc xe dừng lại, một chàng thanh niên nhảy xuống xe, sau đó chàng trai bế một đứa bé từ trên xe xuống.
Mắt Trương Tam Hồ đột nhiên khựng lại. Đó là bảo vật quý nhất thế gian của Trương Tam Hồ, đứa con trai duy nhất của hắn.
Trương Tam Hồ lấy tất thảy bốn bà vợ, còn chưa kể những người phụ nữ mà hắn trăng hoa bên ngoài, trừ bà tư sinh cho hắn một đứa con trai bị điếc, thì những người đàn bà còn lại đều để lại cho hắn những đứa con nửa nam nửa nữ. Có thể nói đứa con trai bị điếc này của Trương Tam Hồ là cặp mắt của hắn, mà bây giờ lại rơi vào tay một kẻ tạp chủng như Kỷ Viễn.
“Mẹ mày, có tí tiền mà mày định chơi ông à?” Trương Tam Hồ ném cốc trà về phía Kỷ Viễn.
Kỷ Viễn tránh được cốc trà nhưng không tránh được lũ đệ tử của Trương Tam Hồ từ dưới lầu xông lên. Anh bị chúng tóm lấy cánh tay ấn lên bàn, Trương Tam Hồ cho người túm lấy cổ áo Kỷ Viễn nhấc lên, đấm một đấm vào giữa mũi Kỷ Viễn.
Anh cảm thấy một cảm giác đau điếng thấu tim, máu từ mũi chảy đầm đìa, chảy xuống cả quần áo của anh. Kỷ Viễn đưa tay quệt máu trên mặt, cười và nói với Trương Tam Hồ: “Mày lo là đúng rồi, nếu mày không lo thì chúng tao đã chẳng tìm công tử nhà mày.”
Bên ngoài chợt vang lên tiếng kêu thảm thiết, tiếng kêu như xé ruột xé gan. Sau đó có một vật gì đó được ném từ cửa sổ nhà dưới lên. Một tên nhoài người ra cửa sổ hét lớn: “Ông chủ, ông chủ, chúng cắt tai thiếu gia rồi.”
Hắn còn chưa nói hết câu thì Trương Tam Hồ đã gào lên: “Bảo chúng dừng tay, dừng tay ngay, cái lũ lang thang đáng chết nhà chúng mày, dùng cái thủ đoạn đê hèn như thế. Tao trả tiền mày, tao trả. Đậu phụ Phùng, đúng là chỉ có mày dám động tới con trai tao, tao phải để cho chúng mày chết không toàn thây.”
Trương Tam Hồ vừa nói, vừa nhấc một chiếc ghế từ dưới đất lên lao về phía Kỷ Viễn. Nếu như chiếc ghế ấy mà đập vào đầu Kỷ Viễn thì nửa đời sau này của Kỷ Viễn chắc chỉ có nằm trên giường bệnh mà thôi.
“Từ từ nào, từ từ nào, đừng vội, tao có điều muốn nói với mày.” Kỷ Viễn vội vàng né đòn. Những tên đồng đảng khác lại tóm lấy Kỷ Viễn. Trương Tam Hồ như sắp điên lên: “Mày bảo chúng nó dừng tay ngay.” Vừa nói hắn vừa lấy từ ngăn kéo bên cạnh ra một cục tiền, vứt cho Kỷ Viễn, nhưng tay kia vẫn chưa buông chiếc ghế định đập vào đầu Kỷ Viễn.
Kỷ Viễn không nhận tiền mà bảo lũ tay sai nhặt vật vừa được ném lên, Kỷ Viễn nói với Trương Tam Hồ: “Mày xem đây là tai lợn, không phải là tai công tử nhà mày đâu.”
Trương Tam Hồ nhìn, đúng là không phải, chiếc tai lợn vẫn còn đầy lông, phía trên dính vài vết máu, hắn căm thù vứt chiếc tai lợn sang một bên và vứt luôn chiếc ghế ra một góc. Hắn để cho Kỷ Viễn cầm tiền rồi đi. Kỷ Viễn cúi người nhặt tiền, đưa cánh tay áo lên quệt máu trên mặt, khi đi qua chỗ Trương Tam Hồ, anh ghé sát gần tai trương tam Hồ nhẹ nhàng nói: “Đây là món nợ đầu tiên, món nợ thứ hai chắc không phải là mười vạn mà là một trăm vạn. Ông chủ Trương cứ chuẩn bị tâm lí đi. Lần sau chắc chắn không phải là tai lợn đâu.”
Trương Tam Hồ túm lấy Kỷ Viễn, nhìn khuôn mặt be bét máu của anh, không biết nên đấm phát này vào chỗ nào của mặt Kỷ Viễn, hắn thực sự căm thù Kỷ Viễn. Có ai lại muốn người khác chửi bới, uy hiếp bên tai mình đâu.
“Tôi có một ý kiến đóng góp với ông chủ Trương, làm thế nào để tránh những vụ đòi nợ đáng chết này.” Kỷ Viễn nói. Khuôn mặt anh đầy máu, nhìn không rõ sắc mặt nhưng anh nhoẻn miệng cười, lộ ra hàm răng trắng. Hàm răng trắng ấy lộ ra trên khuôn mặt lúc này của Kỷ Viễn, nhìn mà thấy phát khiếp.
“Mày nói gì?” Trương Tam Hồ buông tay, chuẩn bị nghe những điều là Kỷ Viễn sắp nói.
“Nghe nói pháp lệnh di dời đã được ban hành bốn lần rồi, ông không đi thì từ nay trở về sau sẽ luôn có những người như tôi tới tìm ông để đòi nợ, căn nhà này của ông chắc cũng đủ bịt miệng những tên đòi nợ như tôi. Nếu ông còn muốn để ra một chút gì đó, thì tốt nhất nên chuyển đi, vừa không ảnh hưởng tới vợ con mà lại còn được một khoản bồi thường không tồi đâu.” Kỷ Viễn nói xong, cũng chẳng đợi Trương Tam Hồ có phản ứng gì, anh vỗ vỗ vai Trương Tam Hồ, đợi hắn buông cổ áo rồi khệnh khạng đi xuống lầu. Trước khi bước ra cửa, anh còn vào nhà bếp rửa hết vết máu trên mặt, chỉ có điều mũi anh đau quá, chắc là sống mũi gãy rồi, nhưng vì kiếm tiền có bị thương một chút cũng đáng.
4
Kỷ Viễn lên xe, chiếc xe lập tức vụt đi. Tiểu Ngư với bộ quần áo bò ngồi ở góc xe, cô chăm chăm nhìn vào mặt Kỷ Viễn hồi lâu rồi nói với người lái xe: “Anh hai, đưa anh tôi tới bệnh viện đã.”
“Bệnh viện cái gì, vẫn còn chưa xong việc đâu.” Kỷ Viễn đáp bằng giọng không vui.
“Đi đi, mặt anh sưng lên rồi đấy.” Người lái xe quay lại nhìn Kỷ Viễn nói.
“Không việc gì cả, tiểu a đầu lắm chuyện.” Kỷ Viễn quay lại nhìn Tiểu Ngư.
Lưu địa chỉ wap để tiện truy cập lần sau. Từ khóa tìm kiếm: chatthugian